Giấy phép bưu chính và thông báo hoạt động bưu chính 2024

Giấy phép bưu chính và văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính  là gì và thủ tục cấp như thế nào?

A. Giấy phép bưu chính cụ thể là gì.

Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử. Hoạt động bưu chính bao gồm: đầu tư, kinh doanh, cung ứng sử dụng dịch vụ bưu chính; dịch vụ bưu chính công ích; tem bưu.

Dịch vụ bưu chính là một chu trình khép kín, bắt đầu từ việc: chấp nhận bưu gửi; vận chuyển bưu gửi; phát bưu gửi. Doanh nghiệp có thể tham gia vào toàn bộ chu trình nêu trên hoặc tham gia vào một khâu trong đó.

B. Các loại Giấy phép bưu chính hiện nay

1. Giấy phép bưu chính nội tỉnh

Giấy phép bưu chính nội tỉnh là giấy phép do Sở Thông tin và Truyền thông cấp cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư dưới 2kg có địa chỉ người nhận trong phạm vi một tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Để có thể được cấp Giấy phép bưu chính nội tỉnh, doanh nghiệp của bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Có đăng ký ngành nghề Bưu chính.

– Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính.

– Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.

Cá nhân, tổ chức nộp một (01) bộ hồ sơ theo pháp luật quy định đến Sở Thông tin và Truyền thông nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sở Thông tin và Truyền thông sẽ thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ sẽ ban hành Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Thời hạn theo quy định là 20 ngày làm việc.

Lệ phí Nhà nước cấp Giấy phép bưu chính nội tỉnh là: 10.750.000 đồng

giấy phép bưu chính

2. Giấy phép bưu chính liên tỉnh

Giấy phép bưu chính liên tỉnh là giấy phép do Bộ thông tin và truyền thông cấp cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư dưới 2kg có địa chỉ người nhận giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Lệ phí Nhà nước cấp Giấy phép bưu chính liên tỉnh là: 21.500.000 đồng.

3. Giấy phép bưu chính quốc tế

Giấy phép bưu chính quốc tế là giấy phép cấp cho các doanh nghiệp Cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế thực hiện việc chấp nhận bưu gửi từ Việt Nam để vận chuyển và phát tại nước ngoài hoặc nhận bưu gửi từ nước ngoài về để vận chuyển và phát tại Việt Nam hoặc cả hai chiều.

Đối với Giấy phép bưu chính quốc tế, vấn đề đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi được đặt lên hàng đầu. Đồng thời, để được cấp Giấy phép bưu chính quốc tế bạn cần chứng minh được khả năng hoàn thành dịch vụ cho khách hàng.

Tài liệu để chứng minh là các văn bản giấy tờ sau: Thoả thuận hợp tác, Biên bản ghi nhớ hoặc Hợp đồng sử dụng dịch vụ bưu chính với các đối tác nước ngoài.

Lệ phí cấp Giấy phép bưu chính quốc tế được phân chia dựa theo phạm vi cung cấp dịch vụ.

– Lệ phí cấp Giấy phép bưu chính quốc tế chiều đến là 29.500.000 đồng.

– Lệ phí cấp Giấy phép bưu chính quốc tế chiều đi là: 34.500.000 đồng.

– Lệ phí cấp Giấy phép bưu chính quốc tế hai chiều là: 39.500.000 đồng.

nghị định số 25 2022

C. Văn bản xác nhận Thông báo hoạt động bưu chính

Các hoạt động bưu chính sau đây phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính:

– Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg);

– Cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kilôgam (kg);

– Cung ứng dịch vụ gói, kiện;

– Làm đại lý cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;

– Nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam;

– Làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;

– Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

– Làm văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài.

Về phạm vi cung ứng dịch vụ, Thông báo hoạt động bưu chính cũng được phân chia thành: Nội tỉnh, Liên tỉnh, Quốc tế. Từ phạm vi đó, cơ quan cấp Văn bản xác nhận Thông báo hoạt động bưu chính gồm: Sở Thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông.

nghị định số 47 2011

D. Đối tượng phải xin Giấy phép bưu chính:

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Bưu chính năm 2010 quy định dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử nên có thể ghi nhận hoạt động vận chuyển là một khâu của quy trình cung ứng dịch vụ bưu chính.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 28 Luật Bưu chính năm 2010 cũng quy định doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm:

Quyết định giá cước dịch vụ bưu chính do doanh nghiệp cung ứng, trừ dịch vụ bưu chính thuộc danh mục do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định giá cước trên cơ sở chi phí sản xuất, quan hệ cung cầu thị trường, mức giá cước cùng loại trên thị trường khu vực, thế giới; có trách nhiệm thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về bưu chính giá cước các dịch vụ bưu chính, niêm yết công khai giá cước dịch vụ bưu chính, không quy định việc bóc tách cụ thể tiền vận chuyển khi cung ứng dịch vụ bưu chính phục vụ khách hàng.

Như vậy, khi một cá nhân, tổ chức cung cấp một dịch vụ trọn gói cho khách hàng bao gồm: chấp nhận bưu gửi, vận chuyển, phát bưu gửi thì cá nhân, tổ chức đó cần xin Giấy phép bưu chính.

Mặc dù, cá nhân, tổ chức chỉ trực tiếp thực hiện một khâu trong đó (ví dụ như chấp nhận bưu gửi) thì vẫn cần xin Giấy phép bưu chính. Ngược lại, nếu tổ chức, cá nhân chỉ cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước vận tải của khách hàng để vận chuyển hàng hóa từ địa chỉ A sang địa chỉ B thì cần xin Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa.

E. Hồ sơ để xin Giấy phép bưu chính

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 25/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ thì hồ sơ xin cấp iấy phép bưu chính gồm các văn bản, tài liệu sau:

– Giấy đề nghị giấy phép bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục I tại Nghị định 47/2011/NĐ-CP);

– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh;

– Điều lệ doanh nghiệp (nếu có);

– Phương án kinh doanh;

– Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

– Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);

– Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

– Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

– Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

– Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;

– Tài liệu về tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài quy định tại điểm k khoản 2 Điều này đã được hợp pháp hóa lãnh;

– Hợp đồng nhượng quyền thương mại với doanh nghiệp đang cung ứng dịch vụ bưu chính (nếu có).

Giấy phép bưu chính

TƯ VẤN TRABICO - CHUYÊN TƯ VẤN THỦ TỤC DOANH NGHIỆP VÀ VẬN TẢI
Liên hệ để được tư vấn miễn phí

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

SỰ KIỆN NỔI BẬT

DỊCH VỤ XE

DOANH NGHIỆP, HKD

GIẤY PHÉP

CHUYÊN MỤC

LỰA CHỌN DỊCH VỤ