Quy định dán logo xe tải, tem tròn trên cánh cửa

Quy định dán logo xe tải, tem tròn trên cánh cửa xe tải.

Căn cứ pháp lý:

Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Quy định dán logo xe tải, tem tròn trên cánh cửa xe tải:

Tại Điều 46 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá như sau:

Quy định về xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá phải đáp ứng các quy định tại khoản 6 Điều 9 và Điều 14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.

2. Phải được niêm yết các thông tin theo quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Vị trí niêm yết thông tin

a) Đối với xe ô tô tải, xe đầu kéo: niêm yết ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái;

b) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc có thùng chở hàng: niêm yết ở mặt ngoài hai bên thùng xe;

c) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc không có thùng chở hàng: niêm yết thông tin trên bảng bằng kim loại được gắn với khung xe tại vị trí dễ quan sát bên cạnh hoặc phía sau.

4. Xe ô tô vận tải hàng hóa phải có kích thước thùng xe đúng theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

5. Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn sử dụng theo quy định, dụng cụ thoát hiểm.

6. Phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” gắn trên xe công-ten-nơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này; Phù hiệu “XE TẢI” gắn trên xe tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này; phù hiệu “XE ĐẦU KÉO” gắn trên xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.

Như vậy, dựa vào Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì những thông tin bắt buộc phải có khi thiết kế logo xe tải là:

– Tên đơn vị vận tải;

– Số điện thoại;

– Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông (tấn);

– Khối lượng bản thân (tấn);

– Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông (tấn).

Lưu ý: khung bao ngoài có thể bố trí dạng hình chữ nhật, hình tròn hoặc bán nguyệt.

Vị trí của logo xe tải là ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái.

Trong đó, logo xe tải là một dạng biểu trưng dưới dạng hình ảnh hoặc văn bản nhằm giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu.

 

Quy định dán logo xe tải2

Ghi chú: 3N ( 3 người) – là số người được phép chở khi tham gia giao thông

 

Mức xử phạt khi không dán logo xe tải – Quy định dán logo xe tải

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

…….

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa xe ô tô chở hành khách theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;

b) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên cánh cửa xe ô tô tải theo quy định;

Ngoài ra, như đã phân tích ở trên thì những thông tin bắt buộc phải có khi thiết kế logo xe tải là:

– Tên đơn vị vận tải;

– Số điện thoại;

– Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông (tấn);

– Khối lượng bản thân (tấn);

– Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông (tấn).

Việc không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên cánh cửa xe ô tô tải theo quy định thì sẽ bị phạt tiền như sau:

– Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân;

– Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm a khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau: buộc phải đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định.

TƯ VẤN TRABICO - CHUYÊN TƯ VẤN THỦ TỤC DOANH NGHIỆP VÀ VẬN TẢI
Liên hệ để được tư vấn miễn phí

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

SỰ KIỆN NỔI BẬT

DỊCH VỤ XE

DOANH NGHIỆP, HKD

GIẤY PHÉP

CHUYÊN MỤC

LỰA CHỌN DỊCH VỤ