Thời gian làm việc của lái xe theo quy định mới 2024

Thời gian làm việc của lái xe theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15

Quy định thời gian làm việc của lái xe

Căn cứ điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15.

“Điều 64. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ

1. Thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.

2. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều này.”

Mức phạt vi phạm quy định thời gian làm việc của lái xe

Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), thì có thể thấy pháp luật hiện nay ghi nhận mức xử phạt đối với hành vi vi phạm thời gian làm việc của người lái xe ô tô, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với tài xế lái xe ô tô quá thời gian làm việc trong ngày theo quy định của pháp luật nêu trên. Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), thì có thể thấy, pháp luật ghi nhận mức xử phạt, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ thể thực hiện hành vi điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định theo Điều 65 của Luật giao thông đường bộ năm 2019. Bên cạnh đó, ngoài vấn đề bị phạt tiền thì người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối với những người tài xế điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tức là quá 10 giờ / ngày và lái xe liên tục quá 4 giờ, thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, bên cạnh đó còn có thể bị mất bằng lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

Thứ hai, đối với chủ phương tiện giao thông làm công cho người khác hoặc cho người khác điều khiển phương tiện của mình thực hiện hành vi điều khiển xe quá thời gian quy định thì căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), theo đó, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với các chủ thể là cá nhân, phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với các chủ thể là tổ chức, các chủ thể này được ghi nhận là chủ sở hữu hợp pháp của xe ô tô máy kéo hoặc xe máy chuyên dùng hoặc các loại xe tương tự khác để thực hiện hành vi: Giao phương tiện hoặc để cho người làm công hoặc người đại diện điều khiển phương tiện của mình thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong đó có hành vi điều khiển xe quá thời gian làm việc.

TƯ VẤN TRABICO - CHUYÊN TƯ VẤN THỦ TỤC DOANH NGHIỆP VÀ VẬN TẢI
Liên hệ để được tư vấn miễn phí

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

SỰ KIỆN NỔI BẬT

DỊCH VỤ XE

DOANH NGHIỆP, HKD

GIẤY PHÉP

CHUYÊN MỤC

LỰA CHỌN DỊCH VỤ